Lịch sử Thuyết sử dụng và hài lòng

Bắt đầu từ những năm 1940, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mô hình qua quan điểm của Thuyết sử dụng và hài lòng của những người nghe radio[9]. Nghiên cứu ban đầu liên quan đến các chủ đề như trẻ em đọc truyện tranh và sự biến mất của báo giấy trong một cuộc đình công báo chí. Sự quan tâm về việc thể hiện các yếu tố tâm lý đã xuất hiện trong giai đoạn này ngày một nhiều hơn.

Năm 1948, Lasswell đã giới thiệu một tiền đề về bốn chức năng của phương tiện truyền thông ở cấp độ xã hội học vĩ mô. Truyền thông phục vụ các chức năng giám sát, tương quan, giải trí và truyền tải văn hóa cho cả xã hội và cá nhân[10].

Những giai đoạn của thuyết

Thuyết sử dụng và hài lòng được phát triển từ một số lý thuyết và nghiên cứu truyền thông trước đây được thực hiện bởi các nhà lý luận khác.

Giai đoạn 1

  • Năm 1944, các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét các hình thức sử dụng và sự hài lòng khác nhau và phân loại các lý do tại sao mọi người chọn các loại phương tiện truyền thông cụ thể đó. Trong khi các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu, Herzog đã phỏng vấn nhiều người hâm mộ soap opera về lý do tại sao họ nghe loại nhạc kịch đó và xác định được ba dạng hài lòng là cảm xúc, suy nghĩ về mơ ước và học hỏi.[11]
  • Theo West và Turner, TSDVHL là một phần mở rộng của Thuyết nhu cầu và động lực, được đưa ra bởi Abraham Maslow vào năm 1954, lập luận rằng mọi người chủ động tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ dựa trên hệ thống phân cấp. Những nhu cầu này được tổ chức theo Tháp nhu cầu của Maslow dưới dạng một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất ở dưới cùng và nhu cầu tự thể hiện ở trên cùng. Từ dưới lên, kim tự tháp chứa nhu cầu về Sinh học/Vật lý, An ninh/An toàn, Xã hội/Thuộc về, Bản ngã/Tự trọng và Tự thể hiện ở trên cùng.[11]
  • Năm 1954, Wilbur Schramm đã phát triển một công thức để xác định hình thức lựa chọn phương tiện truyền thông của một cá nhân bất kì. Công thức này xác định mức độ chênh lệch mức độ hài lòng mà một cá nhân mong đợi sẽ đạt được từ phương tiện so với công sức mà họ phải bỏ ra để đạt được sự hài lòng.[11]

Giai đoạn 2

  • Năm 1969 Jay Blumler và Denis McQuail đã nghiên cứu cuộc bầu cử năm 1964 tại Vương quốc Anh bằng cách tìm hiểu động cơ của mọi người để xem các chương trình chính trị trên truyền hình. Từ đó, họ phân loại người xem theo nhu cầu để hiểu bất kỳ hiệu ứng truyền thông đại chúng tiềm năng nào hiệu quả[1]. Các động lực đó đã giúp đặt nền móng cho nghiên cứu của họ vào năm 1972 và thuyết sử dụng và hài lòng sau này.
  • Vào năm 1972, Denis McQuail, Jay Blumler và Joseph Brown cho rằng việc sử dụng các loại phương tiện truyền khác nhau có thể được chia thành bốn loại. Bốn loại bao gồm: đa dạng, mối quan hệ cá nhân, thông tin cá nhân và theo dõi.[11]
  • Vào năm 1973 - 1974, McQuail, Blumler và Brown đã tham gia cùng Elihu Katz, Michael Gurevitch và Hadassah Haas vào cuộc nghiên cứu về truyền thông của họ. Các nghiên đã bắt đầu chỉ ra được cách mọi người nhìn nhận các phương tiện truyền thông đại chúng như thế nào.

Giai đoạn 3

  • Mối quan tâm gần đây nhất xung quanh thuyết sử dụng và hài lòng là mối liên hệ giữa lý do tại sao phương tiện được sử dụng và sự hài lòng đạt được.[11]
  • Các nhà nghiên cứu của TSDVHL đang phát triển lý thuyết theo hướng dự đoán và diễn giải hơn bằng cách kết nối các nhu cầu, mục tiêu, lợi ích và hậu quả của việc sử dụng phương tiện truyền thông cùng với các yếu tố riêng riêng biệt.[11]
  • Quá trình nghiên cứu TSDVHL của Katz, Blumler và Gurevitch được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Herzog và đã chuyển hướng mô hình từ truyền thông ảnh hưởng đến mọi người như thế nào đến sang cách khán giả sử dụng phương tiện truyền thông, làm giảm sự áp đảo của các nghiên cứu về truyền thông đại chúng.[11]
  • Vào những năm 1980, Rehman (1983) đã áp dụng TSDVHL để nghiên cứu mối quan hệ giữa sự mong đợi và sự hài lòng của khán giả phim bắt nguồn từ việc đi xem phim.